Top 5 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay
1389
- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
Top 5 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay
Tỉnh thành giàu nhất Việt Nam tính theo cơ sở hạ tầng và mức sống của người dân trong những năm gần đây thì thứ tự xếp hạng có lẽ xê dịch ít nhiều. Tiêu chí chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên , các khu công nghiệp, các điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Điều khá liên quan là những tỉnh giàu nhất thường hầu hết là những thành phố lớn nhất Việt Nam.
5. QUẢNG NINH – HẠT NHÂN VÙNG TRỌNG ĐIỂM KINH TẾ PHÍA BẮC
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới .
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2015, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 3 ở Việt Nam.
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%. Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ… thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao , du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,… tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư. Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước (2014) sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hải Phòng. Tính đến hết năm 2014 GDP đầu người đạt hơn 3500 USD. Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao.
4. BÌNH DƯƠNG – THÀNH PHỐ CÔNG NGHIỆP
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Thành phố Thủ Dầu Một cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13.
Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp cho thuê chiếm hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP – Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 3483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có vốn 2,656 tỷ đồng. Nhằm tăng cường sự thu hút đầu tư, địa phương đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh.
3. ĐÀ NẴNG – THÀNH PHỐ DU LỊCH
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, nằm ở vùng Nam Trung Bộ, là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội , giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Kinh tế Đà Nẵng khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho đến dịch vụ, du lịch, thương mại, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố. Tỷ trọng nhóm vực dịch vụ trong GDP năm 2011 là 51%, công nghiệp – xây dựng 46% và nông nghiệp 3%. Đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng GDP từ 62-65%, công nghiệp- xây dựng 35-37%, nông nghiệp 1-3%.
Về thương mại, thành phố có 30 trung tâm thương mại và siêu thị. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1% / năm. Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và Chợ Cồn cùng các siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Metro, BigC, Vincom, Parkson, Lotte Mart, siêu thị Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Nguyễn Kim … Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn, trên địa bàn thành phố hiện có 60 chi nhánh tổ chức tín dụng và 233 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm có sự đa dạng về loại hình hoạt động: 55 ngân hàng thương mại, một ngân hàng chính sách xã hội , một công ty tài chính, một công ty cho thuê tài chính …
2. HÀ NỘI – THỦ ĐÔ
Kinh tế Thủ đô tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, ước cả năm 2014 tăng 8,8%. Đáng chú ý các lĩnh vực chủ yếu sẽ lấy lại đà tăng trưởng: giá trị gia tăng công nghiệp – xây dựng tăng 8,4%, riêng xây dựng tăng 9,9%, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây thị trường bất động sản có sự chuyển biến, lượng hàng tồn kho giảm . Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn: 9,0 – 9,5%, dịch vụ 9,8 – 10,5%, công nghiệp – xây dựng tăng 8,7- 9,0%, nông nghiệp tăng 2,0 – 2,5% GRDP bình quân đầu người: 75-77 triệu đồng. Hàng loạt trung tâm thương mại lớn đã xây dựng như : Royal City, Time City, AEON Mall, … là nơi tập trung mua sắm của đông đảo người dân.
Hà Nội là một thành phố có tiềm năng phát triển du lịch. Trọng nội ô, cùng với công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam cho du khách nước ngoài thông qua nhà hát sân khấu dân gian, làng nghề truyền thống … Ngoài 11 khách sạn 5 sao là Daewoo, Horison, Hilton Hanoi Opera, Melia, Nikko, Sofitel Metropole, Sheraton, Sofitel Plaza, và InterContinental, Crown Plaza, Marriot, thành phố còn 6 khách sạn 4 sao và19 khách sạn 3 sao .
1. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – TP GIÀU NHẤT VIỆT NAM
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm đến 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính…
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm , siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn còn giữ vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Trung tâm thương mại Sài Gòn, Diamond Plaza … Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1, 5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào năm 1998. Hiện nay, toàn thị trường có 507 loại chứng khoán niêm yết, tróng đó có 138 cổ phiếu có tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.