TOP 5 NHÀ MÁY ĐẬP THỦY ĐIỆN LỚN NHẤT THẾ GIỚI HIỆN NAY NĂM 2021
1136
- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
TOP 5 NHÀ MÁY ĐẬP THỦY ĐIỆN LỚN NHẤT THẾ GIỚI HIỆN NAY NĂM 2021
Tất nhiên sẽ có những Đập Thủy Điện lớn, nhỏ theo nhiều khía cạnh khác nhau về chiều dài, rộng và sâu & nhiều yếu tố khác. Nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ điểm qua Danh sách 10 đập thủy điện có công suất lớn nhất đang hoạt động trên thế giới.
Vị trí Thứ 1: Đập Tam Hiệp – Hồ Bắc, Trung Quốc: Công suất 22.500MW
Đập Tam Hiệp (tiếng Trung: 三峡大壩; Hán-Việt: Tam Hiệp đại bá; bính âm: Chángjiāng Sānxiá Dàbà) chặn Trường Giang (sông dài thứ ba trên thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994. Đập Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu có nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003, và sẽ chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh).
Được làm từ bê tông và thép, đập có chiều dài 2.355m và đỉnh đập cao 185 mét trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao 181 mét so với nền đá.
Mực nước đập cao tối đa 175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1045 km2. Khi hoàn thành, tổng diện tích đất bị ngập nước của hồ là 632 km2, so với 1350 km2 diện tích bị ngập của Đập Itaipu.
Khu vực: Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc
Độ cao: 181 mét
Vốn đầu tư dự tính: 203,9 tỷ nhân dân tệ (24,65 tỷ Đô la Mỹ) có thể lên tới 75 tỷ Đô la Mỹ
Số người phải di chuyển: 2 triệu – có thể hơn
Công suất phát điện thiết kế: 18,2 Gigawatt
Chức năng: Kiểm soát lũ lụt, phát điện, cải thiện giao thông thủy
Tọa độ: 30,82679 độ vĩ bắc, 111,00727 độ kinh đông, độ cao địa hình: 75,00 mét(30°49′48″B 111°0′36″Đ)
Vị trí Thứ 2: Đập Itaipu – Brazil & Paraguay: 14.000MW
Đập Itaipu (tiếng Bồ Đào Nha: Barragem de Itaipu, tiếng Tây Ban Nha: Represa de Itaipú; phát âm tiếng Bồ Đào Nha: [itɐjˈpu], phát âm tiếng Tây Ban Nha: [itaiˈpu]) là một đập thủy điện trên sông Paraná nằm ở biên giới giữa Brazil và Paraguay
Cái tên “Itaipu” được lấy từ một hòn đảo gần vị trí xây đập..Nhà máy thủy điện của đập Itaipu đã lập kỷ lục thế giới với sản lượng điện 103.098.366(MWh) và vượt qua sản lượng điện của nhà máy đập Tam Hiệp vào năm 2015 và 2016. Công suất lắp đặt của nhà máy là 14 GW, với 20 tổ máy phát điện.
Trong số hai mươi tổ máy phát điện, 10 tổ máy phát điện ở tần số 50 Hz cung cấp cho Paraguay và 10 tổ máy phát điện ở tần số 60 Hz cung cấp cho Brazil.
Số lượng bê tông để xây con đập này theo ước tính đủ để xây 210 sân vận động và 380 tháp Eiffel. Hiện nay, Itaipu đáp ứng khoảng 15% nhu cầu sử dụng điện tại Brazil và khoảng 75% lượng điện được sử dụng tại Paraguay. Theo thỏa thuận liên doanh, mỗi nước được hưởng 50% sản lượng điện. Tuy nhiên, Paraguay chỉ có nhu cầu sử dụng một phần rất nhỏ và bắt buộc phải bán lượng điện không tiêu thụ hết cho Brazil theo giá sản xuất.
Năm 1994, Hiệp hội kỹ sư dân dụng Mỹ đã bầu chọn đập Itaipu là một trong bảy kỳ quan hiện đại của thế giới.
Vị trí Thứ 3: Đập Xiluodu – Vân Nam, Trung Quốc: 13.860MW
Đập Xiluodu (tiếng Trung giản thể 溪洛渡大坝 ) là một đập vòm trên sông Kim Sa, một nhánh của sông Dương Tử ở Trung Quốc. Nằm gần thị trấn Xiluodu thuộc huyện Vĩnh Sơn, tỉnh Vân Nam nhưng con đập nằm ở huyện Leibo, tỉnh Tứ Xuyên. Mục đích chính của đập là sản xuất thủy điện và nhà máy điện của đập có công suất lắp đặt là 13.860 MW. Ngoài ra, đập còn có vai trò kiểm soát lũ lụt, kiểm soát phù sa và xả nước theo quy định nhằm cải thiện lượng nước hạ lưu. Việc xây dựng đập và nhà máy điện bắt đầu vào năm 2005 và tổ máy phát điện đầu tiên được đưa vào vận hành năm 2013, tổ máy cuối cùng được đưa vào vận hành năm 2014. Nó được vận hành bởi China Yangtze Power và hiện là nhà máy điện lớn thứ ba với đập cao thứ tư trên thế giới.
Đập Xiluodu cao 285.5 m và dài 700 m. Đây là đập vòm cao thứ ba trên thế giới. Hồ chứa nước của đập có thể tích 12.670.000.000 mét khối (10.270.000 acre·ft). Đập có một số đập tràn bao gồm bảy cửa thoát nước trên bề mặt, tám cửa ở giữa và bốn đường hầm tràn. Tất cả các đập tràn có khả năng xả nước tối đa 32.278 m3/s (1.139.900 cu ft/s). Nhà máy thủy điện bao gồm 18 máy phát điện tua-bin Francis 770 MW với tổng công suất lắp đặt là 13.860 MW.
Vị trí Thứ 4: Đập Guri – Venezuela: 10.300MW
Đập Guri (tiếng Tây Ban Nha: Central Hidroeléctrica Simón Bolívar (hay Represa de Guri), là một đập trọng lực ở bang Bolívar, Venezuela trên sông Caroni được xây dựng từ năm 1963 đến 1969. Chiều dài 7.426 m và cao 162 m.
Tính đến năm 2009, đập thủy điện này lớn thứ ba trên thế giới, với công suất 10.235 MW. Riêng đập Guri cung cấp 73% sản lượng điện cho Venezuela. Hồ chứa nước đập Guri với diện tích bề mặt là 4.250 kilômét vuông (1.641 sq mi). Hồ chứa nước đập Guri là một trong những hồ lớn nhất trên Trái Đất.
Vị trí Thứ 5: Đập Tucurui – Brazil: 8.370MW
Đập Tucuruí (tiếng Bồ Đào Nha: Tucuruí) là một đập trọng lực bê tông trên sông Tocantins, quận Tucuruí, bang Pará, Brazil. Mục đích chính của đập là sản xuất thủy điện và điều tiết nước. Đây là dự án thủy điện quy mô lớn đầu tiên trong rừng nhiệt đới Amazon của Brazil. Công suất lắp đặt của nhà máy 25 tổ máy là 8.370 mêgawatt (11.220.000 hp). Việc xây dựng giai đoạn I bắt đầu vào năm 1980 và kết thúc vào năm 1984 trong khi giai đoạn II bắt đầu vào năm 1998 và kết thúc vào năm 2010. Con đập được giới thiệu trong bộ phim năm 1985 The Emerald Forest.
Phần chính của đập Tucurui cao 78 m và dài 6,9 km. Phần các đê đất Mojú và Caraipé làm gia tăng tổng chiều dài 12.515 m. Đập Tucurui cung cấp điện tới 13 triệu người và 60% lượng điện phục vụ trong các ngành công nghiệp, tạo ra khoảng 2.000 công ăn việc làm. Nhưng việc xây dựng đập cũng thu hút một số lượng lớn người di cư đến khu vực này dẫn đến nạn phá rừng và nhiều tác động tiêu cực khác