TOP 5 Hành Tinh Lớn Nhất Trong Hệ Mặt Trời
1453
- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
TOP 5 Hành Tinh Lớn Nhất Trong Hệ Mặt Trời
Hệ mặt trời được hình thành cách đây khoảng 4,6 tỷ năm từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ. Hệ Mặt Trời có mặt trời và 9 hành tinh xoay xung quanh nó, trong đó có 4 hành tinh dạng rắn và 5 hành tinh dạng khí. Những hành tinh trong hệ mặt trời đều có những điểm khác biệt, có những bí ẩn riêng. Nếu bạn tò mò về chúng thì hãy cùng TOP10AZ tìm hiểu về TOP 10 hành tinh bí ẩn nhất trong Hệ Mặt Trời ngay sau đây nhé.
1. Sao Mộc – hành tinh có kích thước lớn nhất
Với đường kính 142.796 km, khối lượng 1,9 x 10^27 kg, Sao mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Sao Mộc lớn đến mức có thể chứa tới hơn 1.300 Trái Đất, về kích cỡ, sao Mộc lớn hơn 2 lần tất cả hành tinh còn lại trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Sao mộc được người Babylon cổ đại phát hiện vào khoảng thế kỷ 8 TCN, cách đây khoảng 3.000 năm. Bầu không khí chủ yếu của sao Mộc là khí hydro và heli.
2. Sao Thổ – hành tinh có vành đai lớn nhất
Sao Thổ là một hành tinh khổng lồ với đường kính 120.660 km, khối lượng 5,69 x 10^23 kg, Sao Thổ là hành tinh lớn thứ 2 trong hệ mặt trời sau sao mộc. Sao Thổ còn là hành tinh có vành đai rộng nhất trong hệ Mặt trời. Hành tinh này chứa chủ yếu khí hydro và heli. Ngoài ra, Thổ tinh còn có nhiều mặt trăng.
3. Sao Thiên Vương – hành tinh có trục nghiêng lớn nhất
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ 7 tính từ hệ mặt trời, sao thiên vương được phát hiện vào năm 1781 và có đường kính 51.120 km, quỹ đạo 84 năm Trái Đất. Sao thiên vương là hành tinh khí khổng lồ, có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo và gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của nó. Bầu khí quyển trong Sao Thiên Vương chủ yếu là khí hidro và khí heli, ngoài ra còn chứa thêm các hợp chất dễ bay hơi như là nước, amoniac, metan cùng với hidrocacbon.
4. Sao Hải Vương – hành tinh có bầu khí quyển lạnh nhất
Sao Hải Vương được phát hiện năm 1846 bằng sự tính toán của toán học. Sao Hải Vương có đường kính 48.600 km, khối lượng 1,02 x 10^26 kg. Sao Hải Vương lớn hơn gấp 17 lần so với Trái Đất. Nó là hành tinh cuối cùng trong hệ mặt trời và nó được biết đến với những cơn gió mạnh, nhanh hơn cả tốc độ âm thanh, nó nằm ở rất xa và lạnh.
5. Trái đất – hành tinh duy nhất có sự sống
Trái đất là hành tinh thứ 3 tính từ hệ mặt trời, đây là hành tinh chúng ta đang sinh sống. Trái đất có đường kính 12.760 km, khối lượng 5,98 x 10^24 kg. Đây là hành tinh duy nhất tồn tại sự sống bởi vì Trái đất có bầu khí quyển giàu nitơ và oxy để duy trì sự sống.